Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đến với TheKing

Những "mẹ hiền" ở đảo Trường SaXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Jan 12, 2012 11:34 am
Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Thtx_010Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Thtx_011Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Thtx_012
Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Thtx_013thiensu_hpNhững "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Thtx_014
Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Thtx_015Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Thtx_016Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Thtx_017
[Thành viên] - thiensu_hp
Danh hiệuMOD tập sự

MOD tập sự
VNĐ : 1.000.000
Giới tính : Nam Posts : 274
Points : 1976
Thanked : 68
Birthday : 17/11/1990
Join date : 30/12/2011
Age : 33
Đến từ : †™ Địa Ngục ™†

Tài sản
Kho item:
VNĐ : 1.000.000
Giới tính : Nam
Posts : 274
Points : 1976
Thanked : 68
Birthday : 17/11/1990
Join date : 30/12/2011
Age : 33
Đến từ : †™ Địa Ngục ™†
Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa Vide

Bài gửiTiêu đề: Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa

Tiêu đề: Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa

Các nhân vật trong bài viết dưới đây đều là những người tình nguyện ra đảo và hiện tham gia công tác giảng dạy ở Trường Sa. Yêu đảo, yêu nghề, yêu trẻ - đó là những phẩm chất đáng quý của những người thầy nơi đây. Họ thực sự là những “mẹ hiền” nơi đảo xa.
Một buổi học ngoại khoá của cô giáo Nhung trên đảo Trường Sa lớn
Mẹ hiền “5 trong 1”

Cô giáo Bùi Thị Nhung ở đảo Trường Sa lớn được biết đến như một tấm gương sáng vì sự nghiệp trồng người ở đây. Tốt nghiệp khoa Tiểu học Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang, sau mấy năm dạy học ở vùng núi Khánh Hoà rồi Trường tiểu học Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà, một ngày tình cờ, cô giáo Nhung xung phong ra Trường Sa dạy học. “Cũng vì biết nhiều gia đình có con nhỏ ra sinh sống ở Trường Sa và Trường Sa đang cần giáo viên nên em xung phong ra đảo. Mọi khó khăn, bỡ ngỡ đã nhanh chóng qua đi. Bây giờ gia đình em đã có cuộc sống ổn định trên đảo. Vợ dạy học, chồng tham gia các công việc phục vụ bộ đội, chúng em càng gắn bó với mảnh đất nơi đây” - cô giáo Nhung vui vẻ tâm sự.

Nếu ai được dự lớp học của cô giáo Nhung đều ngỡ ngàng trước lớp học đặc biệt này. Cô Nhung vừa là “hiệu trưởng”, vừa là giáo viên chủ nhiệm của 5 lớp học. Vừa hướng dẫn nhóm lớp 1 tập viết, giao bài, cô lại quay sang giảng toán cho nhóm học sinh lớp 2. Rồi hướng dẫn các em lớp 3, lớp 5 làm bài tập. Nhung cho biết, năm học 2011-2012 này, đảo Trường Sa lớn có 8 cháu đến tuổi đi học. Đảo có lớp mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 5. Đây cũng là lần đầu tiên trên đảo có học sinh lớp 5. Trước đây, các em học sinh ở đảo chỉ học đến lớp 4 là về đất liền học tiếp.

Để đảm bảo chất lượng dạy học, hàng ngày cô soạn giáo án đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục. Ngoài giờ học chính, cô còn dành nhiều thời gian dạy các em môn tiếng Anh ở mức độ đơn giản, “để các em đỡ bị lạc hậu so với các bạn trong đất liền”. Cô còn dạy tin học qua máy vi tính và hướng dẫn các em các môn học ngoại khóa, múa hát ngoài trời. Qua các chương trình trên internet, Nhung đã dạy các em học hát và cập nhật nhiều chương trình hữu ích cho bọn trẻ. Chia sẻ với chúng tôi, Nhung ước mong có thêm chiếc máy vi tính mới để các em được kết nối thông tin, gần gũi với đất liền hơn.

Người anh cả của đàn em nhỏ

Đối với các em học sinh xã đảo Song Tử Tây, thầy giáo trẻ Trương Sứ Long không chỉ là người thầy dạy cho các em kiến thức, học vấn mà còn như một người bạn, người anh cả trong gia đình.

Từ miền quê xã Sơn Lâm, huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà, năm 2008, đoàn viên trẻ Trương Sứ Long đã tình nguyện xung phong ra công tác ở quần đảo Trường Sa với mong muốn được đóng góp công sức tuổi trẻ với đảo. Trương Sứ Long được phân công phụ trách công tác Mặt trận tổ quốc của xã đảo Song Tử Tây. Khi thấy các em nhỏ ở đây chưa có thầy cô dạy học, Long đề nghị được kiêm luôn công tác giảng dạy các em và gần 4 năm sống ở đảo cũng là ngần ấy thời gian anh có thêm nghề “gõ đầu trẻ”.

Cũng y hệt như lớp học ở đảo Trường Sa của cô giáo Nhung, các em học sinh ở đây cũng học lớp ghép. Giờ học đầu thầy dành thời gian giảng toán cho lớp 2, lớp 3, giờ sau đã thấy thầy cùng đọc ê a với bọn trẻ. Chia sẻ với chúng tôi về công việc dạy chữ ở đảo xa, Trương Sứ Long cho biết anh thực sự muốn gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Chính cuộc sống gắn kết nơi đảo và tình quân dân thắm thiết nơi đây cùng với sự quan tâm của cả nước tới Trường Sa, mảnh đất này thực sự đã nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu của anh với bọn trẻ.

Hàng ngày, trong lớp học khang trang tại xã Song Tử Tây, thầy giáo Trương Sứ Long vẫn cần mẫn dạy các em nhỏ tập viết, tập đọc và giải những con số. Những tiếng học vần ê a của trẻ thơ rộn vang một góc đảo nhỏ.

Cán bộ xã kiêm “bảo mẫu” của các em nhỏ

Phó chủ tịch xã đảo Sinh Tồn Cao Văn Giáp luôn được các em nhỏ trên xã đảo Sinh Tồn yêu quý không chỉ bởi anh hàng ngày dạy dỗ các em mà chính từ tình cảm yêu thương, chăm sóc tận tình của anh đối với bọn trẻ.

Đã hơn 3 năm trôi qua, chàng trai 27 tuổi quê xã Ninh Sim, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà ấy vẫn không quên được những ngày đầu ra đảo. “Tôi đã khóc vì nhớ đất liền, nhưng giờ đây Sinh Tồn là mảnh đất thân yêu của tôi. Những người lính và người dân trên đảo đoàn kết, thương yêu nhau như ruột thịt. Còn tụi nhỏ ở đây thiệt thòi, thiếu thốn nhiều thứ lắm so với đất liền. Thương các em, mình càng cố gắng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức để các em đỡ thua thiệt so với trẻ em trong đất liền” - Giáp bộc bạch.

Hiện trên đảo Sinh Tồn có 4 cháu đang độ tuổi đến trường. Lớp 4 và lớp 1 chỉ có duy nhất 1 học sinh, lớp mẫu giáo có 2 cháu. Ngoài thời gian làm việc của một phó chủ tịch xã đảo là chăm lo, ổn định đời sống, sinh hoạt, lao động của bà con nhân dân, thời gian còn lại anh dành toàn bộ công sức dạy học cho các em và anh đã thực sự trở thành “bảo mẫu” của các em nhỏ.
Bằng những kiến thức trong đợt tập huấn sư phạm ngắn ngày trước khi ra đảo, Giáp đã dày công dạy dỗ bọn trẻ. Sau mỗi giờ học, Giáp dành nhiều thời gian gặp gỡ, trò chuyện, tìm hiểu tâm lý, tình cảm các em vì thế tụi nhỏ luôn coi thầy Giáp như người anh cả của mình.

Kể lại kỷ niệm những ngày đầu làm thầy, Cao Văn Giáp nhớ mãi buổi liên hoan nhân ngày hiến chương nhà giáo đầu tiên trên đảo. “Trong lúc mấy em đang quây quần thưởng thức hộp kẹo thì hai bạn Lê Thị Tường Quyên và Trần Phan Như Vỹ tất tưởi chạy đến tặng hoa cho thầy. Nhận bó hoa phong ba đầy sâu bọ bám quanh, tôi ứa trào nước mắt hạnh phúc. Hai nhỏ đó giờ đã vào Nha Trang, Cam Ranh học rồi. Năm vừa rồi đứa thì đạt học sinh giỏi, đứa đạt tiên tiến, có em lại còn làm lớp trưởng nữa chứ. Thấy các em trưởng thành mà vui quá!” - Cao Văn Giáp vui vẻ kể, giọng tràn đầy hạnh phúc.

Đến năm 2013 là hết thời gian tình nguyện công tác tại đảo Sinh Tồn của Giáp nhưng anh vẫn đăng ký tiếp tục ở lại làm việc trên đảo đến năm 2018.

Chữ ký của thiensu_hp

Tài Sản củathiensu_hp
Tài sản
Kho item:


Những "mẹ hiền" ở đảo Trường Sa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’Diễn đàn chi sẻ thông tin game ‘๑’- :: Thông Tin - Giải Trí Tổng Hợp ::  Bản tin tổng hợp :: Tin Tổng Hợp-
free invisible web counter